
Đánh giá ngành
Bình luận: Không có bình luận.
14-07-2015
Theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF), thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đạt 650 triệu USD, xếp thứ 3thứ tại thị trường ASEAN. Tốc độ tăng trưởng bình quân theo năm của thị trường dự kiến đạt 20% trong 10 năm tới. Do thủ tục đăng ký và nhập khẩu dễ dàng, năm 2013, thị trường có gần 7.000 loại sản phẩm tăng gấp đôi so với năm 2011, số lượng doanh nghiệp trong ngành cũng tăng gấp đôi từ năm 2012 lên 3.500 công ty.
Năm 2012, mặc dù tiếp thị đa cấp chiếm 55% doanh số toàn thị trường, nhưng có nhiều báo cáo về các vấn đề liên quan đến giá không chính thức, hàng giả tràn lan và mất lòng tin của khách hàng. Hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng bán lẻ cũng tăng lên. Theo khảo sát năm ngoái nhắm vào khách hàng trong độ tuổi 20, các kênh phân phối phổ biến nhất là hiệu thuốc (61,7%), cửa hàng bán lẻ (41,7%) và hệ thống bán hàng đa cấp (10%).
Sản phẩm nhập khẩu chiếm 44% thị trường thực phẩm chức năng về mặt số lượng năm 2009 và con số này tăng mạnh lên 81% năm 2013. Hơn nữa, sản phẩm sản xuất trong nước không được khách hàng tín nhiệm cao do thiếu công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm nhập khẩu chất lượng cao trở thành sự ưa chuộng của khách hàng. Thêm vào đó, với mức thuế nhập khẩu thông thường (15-30%), sức cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu không hề thấp.
Đầu tư của các công ty lớn cũng ngày càng tăng. Xét về đầu tư nước ngoài vào kênh bán hàng đa cấp, có nhiều công ty của Mỹ như Amway, Unicity sở hữu nhà máy sản xuất tại địa phương; trong khi Herbalife, Nu Skin tập trung bán sản phẩm nhập khẩu. GlaxoSmithKline (GSK) - một công ty dược phẩm của Anh - đã hợp tác với một công ty Việt Nam là Savipharm trong sản xuất và phân phối. Cùng lúc đó, các công ty trong nước như Vinamilk, Saigon Food cũng tham gia thị trường khi tận dụng các kênh phân phối quy mô lớn của họ trên khắp Việt Nam. Ngoài ra, ECO Pharma được thành lập vào năm 2008 nằm trong top 10 công ty tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam 3 năm liên tiếp từ năm 2012. Công ty chuyên cung cấp Thực phẩm chức năng nhập khẩu từ Mỹ thông qua hệ thống cửa hàng và hiệu thuốc của mình, thực hiện nhiều quảng cáo quy mô lớn để thúc đẩy bán các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên và do đó vào năm 2012, doanh thu bán hàng của công ty là 45 triệu đô la, tăng 165% so với năm trước.
Vậy xu hướng của các công ty Nhật Bản trên thị trường này là gì? Trong những năm gần đây, số lượng các công ty liên doanh gia nhập thị trường ngày càng tăng. Mặc dù Nhật Bản đứng thứ 4 sau Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Úc về số lượng, nhưng các công ty này vẫn chưa đầu tư quy mô lớn cũng như chưa đạt được thành tựu đáng kể nào. Nhìn vào thành công của các công ty khác, chúng ta có thể thấy rằng để giành được thị phần mặc dù gia nhập thị trường muộn, việc xây dựng chiến lược bao gồm quảng cáo và tiếp thị trên quy mô lớn là cần thiết.
*Bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm lành mạnh có chức năng hỗ trợ và duy trì sức khỏe tốt (đồ uống chức năng không được bao gồm trong bài viết này).
Số lượng các loại sản phẩm trên thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam (2009 – 2013)
Nguồn: Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, 2014
Công ty B&Company Việt Nam