Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến ở Việt Nam

15 Th3 2024

By: BC Company

Phân tích thị trường / Tin tức mới nhất trang chủ

Comments: Không có bình luận.

Xu hướng thanh toán bằng tiền mặt giảm sút so với các giai đoạn trước

Các giao dịch bằng tiền mặt phải chịu nhiều bất lợi, bao gồm các chi phí liên quan đến việc tổ chức các hoạt động thanh toán như in ấn, vận chuyển, lưu trữ và kiểm đếm. Thêm vào đó, giao dịch bằng tiền mặt thường bị lợi dụng trong các giao dịch lớn và gây ra các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội như trộm cắp, tiền giả và rửa tiền. Để ứng phó với những thách thức này, các hạn chế về việc sử dụng tiền mặt đã được ra mắt và xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đang dần trở nên phổ biến hơn.

Nỗ lực giảm việc thanh toán bằng tiền mặt đã bắt đầu được triển khai từ năm 2016, theo Quyết định 2545/QD-TTg (Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020). Dù vậy, sự thay đổi trong hành vi thanh toán bằng đã có sự thay đổi trong bối cảnh đại dịch Covid-19, khi người dân phải hạn chế tiếp xúc trực tiếp lẫn nhau. Tuy đã có những sự nỗ lực này, nỗ lực giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt xuống còn dưới 10% vào năm 2020 đã không thành công, và còn có xu hướng tăng lên lại vào năm 2021[1]. Hơn nữa, theo một báo cáo về xu hướng thanh toán của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến và mua trực tiếp tại cửa hàng của Fidelity National Information Services (FIS) – một công ty công nghệ của Mỹ chuyên về cung cấp phần mềm và giải pháp xử lý thanh toán và ngân hàng, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch cá nhân vẫn ở mức cao trong năm 2022. Việt Nam là nước đứng thứ ba trong khu vực Châu Á với tỷ lệ 47%, đứng sau Thái Lan (56%) và Nhật Bản (51%)[2]. Thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch dân sự, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, trong các lĩnh vực y tế, giáo dục đã cho thấy sự thay đổi, tuy nhiên vẫn còn khá khiêm tốn[3]. Để có thể thúc đẩy gia tăng việc thanh toán không sử dụng tiền mặt, Chính phủ đã tiếp tục triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 (Quyết định số 1813/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ký vào ngày 28 tháng 10 năm 2021) và Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030[4] (Quyết định số 810/QD-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam được ký vào ngày 11 tháng 5 năm 2021). Mục tiêu giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt xuống dưới 10% đã được thực hiện vào tháng 10 năm 2023 với chỉ số 9.78% và giảm dần trong năm 2023, đạt được tỷ lệ thấp nhất (8.53%) vào tháng 9 năm 2023.

Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán, 2015 – 2021 (%)

Ty-le-khong-dung-tien-mat-2015-2021

Nguồn: Tổng Cục thống kê[5], Ngân hàng Nhà nước Việt Nam[6]

Theo quan sát, nhóm tuổi 18-27 có sự thay đổi đáng kể trong thói quen sử dụng tiền mặt nhờ vào việc tiếp xúc sớm với công nghệ thông tin, giúp họ dễ dàng nắm bắt và hiểu các quy tắc trong việc thanh toán không dùng tiền mặt. Nhóm tuổi này thích mua sắm trực tuyến và giao dịch không dùng tiền mặt hơn là phương pháp mua sắm truyền thống tại cửa hàng. Việc tích hợp nhiều tính năng và các dịch vụ liền mạch đã giúp các thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên thuận tiện với các bạn trẻ. Bên cạnh đó, phương thức này còn bao gồm những voucher rõ ràng và minh bạch[7], điều này đã giúp thanh toán không tiền mặt đã được mở rộng từ nhóm nhân khẩu trẻ sang các nhóm tuổi khác sang nhóm tuổi khác và ngày càng trở nên phổ biến trong việc mua sắm trực tiếp, trực tuyến cũng như việc thanh toán hàng ngày.

Tuy thanh toán không sử dụng tiền mặt có nhiều tiện nghi và tiến bộ, phương thức này cũng chứa chấp rủi ro thông qua các tội phạm mạng công nghệ cao như: trộm thông tin tài khoản cá nhân và các hoạt động lừa đảo khác thông qua việc rò rỉ thông tin người dùng từ các ngân hàng. Nhiều ngân hàng đã và đang triển khai nhiều biện pháp khác nhau để giúp khách hàng tăng cường độ bảo mật cũng như chống lại các hình thức lừa đảo mới bằng nhiều các công nghệ thông tin khác nhau như trí tuệ nhân tạo, tuy nhiên, đây vẫn là một thách thức lớn không ngừng trong lĩnh vực an toàn thanh toán[8]. Thanh toán bằng tiền mặt không thể bị thay thế hoàn toàn, và hai hình thức sẽ tiếp tục cùng nhau đồng hành song song trong tương lai.


[1] Báo Thanh niên: https://thanhnien.vn/chiem-143-trieu-ti-dong-ty-trong-tien-mat-van-con-qua-nhieu-1851079549.htm

[2] Nikkei Asia: https://asia.nikkei.com/Business/Finance/Thailand-Japan-and-Vietnam-lag-in-Asia-s-digital-payments-rush

[3] Báo Thanh niên: https://thanhnien.vn/chiem-143-trieu-ti-dong-ty-trong-tien-mat-van-con-qua-nhieu-1851079549.htm

[4] Báo Nhân dân: https://nhandan.vn/gia-tang-viec-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-post760498.html

[5] Báo Đầu tư Online: https://baodautu.vn/giam-hon-nua-ty-trong-tien-mat-trong-tong-phuong-tien-thanh-toan-d163854.html

[6] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/pttt/tmltvtgkh

[7] Techcombank: https://techcombank.com/thong-tin/blog/the-he-tre-day-manh-xu-huong-thanh-toan-khong-dung-tien-mat

[8] Báo VnEconomy: https://vneconomy.vn/ngan-hang-ung-pho-voi-rui-ro-gia-tang-trong-thanh-toan-dien-tu.htm

B&Company 

Bài viết này đã được đăng trong chuyên mục “Đọc xu hướng ở Việt Nam” của ASEAN Economic News. Vui lòng xem bên dưới để biết thêm thông tin

ASEAN Economic News「よむベトナムトレンド

 

B&Company, Inc.

Công ty nghiên cứu thị trường của Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2008. Chúng tôi cung cấp đa dạng những dịch vụ bao gồm báo cáo ngành, phỏng vấn ngành, khảo sát người tiêu dùng, kết nối kinh doanh. Ngoài ra, chúng tôi đã phát triển cơ sở dữ liệu của hơn 900,000 công ty tại Việt Nam, có thể được sử dụng để tìm kiếm đối tác kinh doanh và phân tích thị trường.

Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu nào.

info@b-company.jp + (84) 28 3910 3913

 

Đọc thêm những bài phân tích khác

 

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

  • All
  • Công nghệ thông tin
  • Đầu tư
  • Dệt may
  • Điện tử
  • Kinh tế
  • Năng lượng/Dầu khí
  • Nhân lực
  • Nội thất / Đồ dùng gia đình
  • Ô tô / Xe cộ
  • Sản xuất
  • Thực phẩm & Đồ uống
  • Xây dựng & Bất động sản
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN