Cơ cấu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam

25 Th2 2024

By: BC Company

Phân tích thị trường

Comments: Không có bình luận.

Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vùng cực nam của Việt Nam, bao gồm các vùng trũng ngập nước lớn gần sông Cửu Long. Khu vực này bao gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh thành, tạo thành một thực thể kinh tế quan trọng. Khi đến thăm trực tiếp khu vực này, bạn mới biết được nơi đây có vô số đường thủy giao nhau với các vùng đất thấp, khiến thuyền bè nhỏ trở thành phương tiện giao thông quan trọng. Các ngành công nghiệp chính của vùng là nông nghiệp và thủy sản, chủ yếu xuất khẩu sang cho Nhật, đóng góp nhiều vào việc thu ngoại tệ từ nước ngoài.

Trong bài phân tích này, chúng tôi đã chọn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để làm ví dụ để xem xét cơ cấu công nghiệp của vùng này dựa vào tỷ lệ GDP. Ngành công nghiệp bậc nhất (nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) chiếm phần lớn, ngành công nghiệp bậc nhì (khai thác khoáng sản và sản xuất) chiếm thứ hai. Theo nhận định, ngành công nghiệp bậc ba (dịch vụ) có tốc độ phát triển không cao bằng, tuy nhiên số liệu thực tế lại không thể hiện điều đó. Theo các biểu đồ dưới đây, có thể dễ dàng thấy rằng ngành công nghiệp bậc nhất chiếm khoảng 30%, thấp hơn ngành công nghiệp bậc ba. Mặt khác, con số này lại cao hơn đáng kể so với mức trung bình của cả nước (12%) và các thành phố khác có nền công nghiệp phát triển như Hà Nội (2%) và Thành phố Hồ Chí Minh (dưới 1%). Ở đây chúng ta cần hiểu rằng “20-30% trở lên” được xem là con số khá cao.

Nguồn: Tổng Cục thống kê

Khi xem xét lý do vì sao tình huống này lại phát sinh, ta có thể thấy rằng một loạt các ngành công nghiệp liên quan đến nông nghiệp và thủy sản (như bán hàng, sản xuất và phân phối) được phân loại thành “các ngành công nghiệp liên quan đến nông nghiệp và thủy sản”, thuộc loại hình nền công nghiệp bậc hai và bậc ba. Tuy nhiên, các ngành này vẫn được xếp vào ngành công nghiệp bậc hai/bậc ba. Mặc dù những nền tảng của nông nghiệp và thủy sản vẫn được duy trì, nhưng nội dung đã có những thay đổi so với trước đây, và có thể xem rằng “sự tinh vi trong công nghiệp” trong nền nông nghiệp và thủy sản đang có tiến triển, có thể thấy được điều này ngay cả từ góc nhìn sơ bộ, như là phân chia các ngành theo các hạng mục. Mặt khác, con số “khoảng 30%” cho ngành bậc hai không nhất thiết phải thể hiện được sức hút của khu vực với các doanh nghiệp sản xuất như là máy móc hay thiết bị điện tử. Cho dù việc phân loại này vẫn đang mang tính đơn giản và thuận tiện, nó cũng đang dần trở nên lỗi thời khi không thể hiện được hết tất cả các đặc điểm của một nền kinh tế phát triển.

Ngoài ra, cơ cấu ngành công nghiệp cũng có thể được xem xét dựa trên lượng người lao động. Ước tính trong năm 2022 có khoảng 9.49 triệu người lao động tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó khu vực bậc nhất chiếm khoảng 40.3%, vẫn chưa được xem là đa số. Từ con số này, có thể kết luận rằng “nông dân” không còn chiếm phần lớn trong lực lượng lao động nữa.

Quay trở lại với các con số, các đặc điểm thay đổi theo từng tỉnh và thành phố cũng là một chuyện đáng để lưu tâm. Được xem là trung tâm hành chính và kinh tế, Cần Thơ có tỷ lệ hoạt động của khu vực bậc ba cao nhất, vượt hơn 50% và hoạt động của khu vực bậc hai cũng cao hơn 30%. Tỉnh Long An, giáp với Thành phố Hồ Chí Minh có mật độ khu công nghiệp lớn nhất trong 13 tỉnh và thành phố, với 50% là khu công nghiệp bậc hai. Nhìn chung, mười tỉnh còn lại chủ yếu phụ thuộc vào khu công nghiệp bậc nhất. Tuy nhiên, xét theo quan điểm đã được đề cập ở trên, ngay cả tỉnh Long An, nơi phần lớn các khu vực bậc hai có thể hoạt động liên quan đến nông nghiệp, thủy sản hoặc có liên quan đến ngành công nghiệp công nghệ thấp. Điều này rất phù hợp với các quan sát thực tế. Trong tương lai, khu vực bậc hai vẫn có nhiều tiềm năng phát triển nhờ vào việc thu hút các trung tâm sản xuất và cơ sở hậu cần trong nhiều lĩnh vực, không nhất thiết chỉ giới hạn ở các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao.

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được xem là “vựa lúa” hoặc “vựa lương thực” của Việt Nam, nhấn mạnh vai trò bền vững quan trọng trong việc sản xuất lương thực trong nước và quốc tế, không dễ dàng thay đổi trong tương lai tới. Tuy nhiên, nếu chúng ta tập trung vào thực tế, ta sẽ thấy xã hội và cơ cấu công nghiệp liên tục thay đổi để “hướng đến sự tiến bộ”, ta sẽ thấy được một góc nhìn khác cho khu vực này.

B&Company 

Bài viết này đã được đăng trong chuyên mục “Đọc xu hướng ở Việt Nam” của ASEAN Economic News. Vui lòng xem bên dưới để biết thêm thông tin

ASEAN Economic News「よむベトナムトレンド
 

B&Company, Inc.

Công ty nghiên cứu thị trường của Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2008. Chúng tôi cung cấp đa dạng những dịch vụ bao gồm báo cáo ngành, phỏng vấn ngành, khảo sát người tiêu dùng, kết nối kinh doanh. Ngoài ra, chúng tôi đã phát triển cơ sở dữ liệu của hơn 900,000 công ty tại Việt Nam, có thể được sử dụng để tìm kiếm đối tác kinh doanh và phân tích thị trường.

Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu nào.

info@b-company.jp + (84) 28 3910 3913

 

Đọc thêm những bài phân tích khác

 

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

  • All
  • Công nghệ thông tin
  • Đầu tư
  • Dịch vụ công cộng
  • Dịch vụ Logistics/Vận tải/Giao hàng
  • Điện tử
  • Du lịch & Khách sạn
  • Giáo dục & Đào tạo
  • Kết nối kinh doanh
  • Môi trường
  • Sản xuất
  • Statistics vi
  • Thiết bị / Máy móc
  • Thực phẩm & Đồ uống
  • Triển lãm

 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN