“Tăng trưởng” quy mô kinh tế của Việt Nam tiệm cận Nhật Bản

15 Th4 2024

By: BC Company

Phân tích thị trường / Tin tức mới nhất trang chủ

Comments: Không có bình luận.

Năm 2010, GDP của Việt Nam bằng 1/38 GDP của Nhật Bản. Đến năm 2020, GDP Việt Nam đã tăng lên 1/14 và đến năm 2022 đã gần đạt đến 1/12 GDP Nhật Bản. Trong bài viết sẽ sử dụng so sánh này để nói về mức độ “tăng trưởng” của hai quốc gia. Điều này là bởi vì yếu tố “nhu cầu mới được tạo ra như thế nào” thường đóng vai trò quan trọng khi các công ty quyết định các hoạt động trong tương lai của mình.

Việt Nam
GDP thực tế (tỷ USD)
GDP-thuc-te-VNNguồn: Tổng Cục thống kê (GSO)

Nhật Bản
GDP thực tế (tỷ USD)
GDP-thuc-te-JPNguồn: Cục Thống kê Nhật Bản

Nhìn vào GDP thực tế, có thể thấy Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2010-2022, trong khi mức tăng trưởng của Nhật Bản không đồng đều bằng. Theo sau sự suy yếu của đồng yên vào năm 2020 cùng với đại dịch Covid-19, đồng yên Nhật đang chịu ba lần mất giá so với đồng đô la Mỹ. Mức độ tăng trưởng của Nhật Bản trong khoảng 12 năm chỉ đạt mức 499 triệu USD, trong khi đó Việt Nam đạt mức 296 triệu USD, chiếm khoảng 60% GDP Nhật Bản. Trong đó, 23% mức “tăng trưởng” GDP này đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI).

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 2,900 doanh nghiệp Nhật Bản đã gia nhập thị trường Việt Nam, hay nói cách khác là cứ 1,000 doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam thì có 1 doanh nghiệp của Nhật Bản. Về mặt doanh thu, các doanh nghiệp Nhật Bản có trung bình doanh thu cao hơn 5 lần các doanh nghiệp trong nước. Dù việc mở rộng thị trường sang các quốc gia khác và cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước sở tại thường đi cùng với những khó khăn, khốc liệt và rủi ro, tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, họ có thể đạt được nhiều thành công hơn so với việc vẫn ở lại nước sở tại của mình.

So sánh doanh thu các doanh nghiệp Nhật Bản
So-sanh-doanh-thu-DN-Nhat-BanNguồn: B&Company, Cục Thống kê Nhật Bản

Những so sánh tương tự cho mức độ “tăng trưởng” cũng có thể áp dụng cho thu nhập quốc dân và doanh số bán lẻ. Dưới đây sẽ là những so sánh về hai yếu tố này. Đối với thu nhập quốc dân, Nhật Bản có con số tương đối lớn, gấp 3 lần so với Việt Nam.

Việt Nam
Thu nhập quốc dân (tỷ USD)
Thu-nhap-quoc-dan-VNNguồn: Tổng Cục thống kê (GSO)

Nhật Bản
Thu nhập quốc dân (tỷ USD)
Thu-nhap-quoc-dan-JP Nguồn: Cục Thống kê Nhật Bản

Tiếp theo là các đơn vị chính quyền địa phương. Do quy mô Tokyo quá lớn, bài viết này tập trung vào các tỉnh thành Nhật Bản với hai thành phố lớn nhất Việt Nam, cụ thể là hai tỉnh Fukuoka và Miyagi với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tại Nhật Bản, tỉnh Miyagi có thể xem là có đà phát triển, tuy nhiên tốc độ phát triển vẫn chưa bằng khi so với các tỉnh thành của Việt Nam. Bảng phân tích từng năm được tóm gọn lại trong các biểu đồ dưới đây.

Hà Nội
GRDP thực tế (tỷ USD)
GRDP thực tế - Hà NộiNguồn: Tổng Cục thống kê (GSO)

Hồ Chí Minh
GRDP thực tế (tỷ USD)
GRDP-thuc-te-HCM Nguồn: Tổng Cục thống kê (GSO)

Tỉnh Miyagi
GRDP thực tế (tỷ USD)
GRDP-thuc-te-MiyagiNguồn: Cục Thống kê Nhật Bản

Tỉnh Fukuoka
GRDP thực tế (tỷ USD)
GRDP-thuc-te-FukuokaNguồn: Cục Thống kê Nhật Bản

Tiếp theo là về các ngành sản xuất, nông nghiệp và phân phối. Tất nhiên, so sánh này chỉ mang tính tương đối do cách phân loại ngành của hai quốc gia có sự khác biệt.

Việt Nam
GDP thực tế của ngành sản xuất (tỷ USD)
GDP thực tế của ngành sản xuất-VNNguồn: Tổng Cục thống kê (GSO)

Nhật Bản
GDP thực tế của ngành sản xuất (tỷ USD)
GDP thực tế của ngành sản xuất-JPNguồn: Cục Thống kê Nhật Bản

【Việt Nam
GDP thực tế của ngành nông nghiệp (tỷ USD)

Nguồn: Tổng Cục thống kê (GSO)

Nhật Bản
GDP thực tế của ngành nông nghiệp (tỷ USD)

Nguồn: Cục Thống kê Nhật Bản

Việt Nam
GDP thực tế của ngành phân phối (tỷ USD)

Nguồn: Tổng Cục thống kê (GSO)

Nhật Bản
GDP thực tế của ngành phân phối (tỷ USD)

Nguồn: Cục Thống kê Nhật Bản

Đối với ngành nông nghiệp, tỷ lệ “tăng trưởng” giữa hai quốc gia lại có sự chênh lệch khi Nhật Bản không ghi nhận sự tăng trưởng, trong khi đó Việt Nam lại tăng trưởng mạnh mẽ. Trái ngược lại, đối với ngành sản xuất và phân phối thì cả hai quốc gia ghi nhận tốc độ tăng trưởng tương đương nhau.

Vietnam’s GDP – B&Company 

Bài viết này đã được đăng trong chuyên mục “Đọc xu hướng Việt Nam” của ASEAN Economic News. Vui lòng xem bên dưới để biết thêm thông tin

ASEAN Economic News「よむベトナムトレンド
 

B&Company, Inc.

Công ty nghiên cứu thị trường của Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2008. Chúng tôi cung cấp đa dạng những dịch vụ bao gồm báo cáo ngành, phỏng vấn ngành, khảo sát người tiêu dùng, kết nối kinh doanh. Ngoài ra, chúng tôi đã phát triển cơ sở dữ liệu của hơn 900,000 công ty tại Việt Nam, có thể được sử dụng để tìm kiếm đối tác kinh doanh và phân tích thị trường.

Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu nào.

info@b-company.jp + (84) 28 3910 3913

 

Đọc thêm những bài phân tích khác

 

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

  • All
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Công nghệ thông tin
  • Đầu tư
  • Dịch vụ Logistics/Vận tải/Giao hàng
  • Điện tử
  • Giáo dục & Đào tạo
  • Năng lượng/Dầu khí
  • Ngân hàng/Tài chính/Bảo hiểm
  • Phân phối & Bán lẻ
  • Thực phẩm & Đồ uống
  • Triển lãm
  • Xây dựng & Bất động sản
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN