Gia tăng tái chế nhựa: Xu hướng và cơ hội trong tương lai bền vững

15 Th6 2024

By: B&Company Vietnam

Phân tích thị trường / Tin tức mới nhất trang chủ

Comments: Không có bình luận.

Rác thải nhựa: Tài nguyên lớn tại Việt Nam

Việt Nam hiện nay có nhu cầu sử dụng nhựa cao với sản lượng trung bình khoảng 3.9 triệu tấn nhựa PET, LDPE, HDPE và PP mỗi năm[1]. Tuy nhiên, chỉ một số lượng nhỏ được tái chế. Theo biểu đồ bên dưới, lượng rác thải nhựa được tái chế ở một số quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn hạn chế. Vào năm 2021, chỉ có 817.5 nghìn tấn (25%) được tái chế, trong khi khoảng 2.45 triệu tấn (75%) bị loại bỏ (chôn chấp, đốt, v.v.) ở Việt Nam[2].

Phát thải chất thải nhựa ở một số nước ASAEN phân theo phương pháp xử lý năm 2021

Rác thải nhựa ở Việt Nam được coi là một nguồn tài nguyên kinh tế chưa được khai thác triệt để do các lý do sau. Thứ nhất, hiện nay các cơ sở tái chế tại Việt Nam chủ yếu ở khu vực phi chính thức và nằm trong các làng nghề với những thiết bị và công nghệ lạc hậu. Các sản phẩm nhựa tái chế này chỉ có thể đáp ứng nhu cầu ở phân khúc thị trường thấp. Trong khi đó, các doanh nghiệp tái chế chính thức chỉ có thể đáp ứng 30%[3] tổng nhu cầu tái chế. Xét về loại hình doanh nghiệp, hầu hết các công ty tái chế đều là các công ty trong nước. Vào năm 2021, công ty Liên Minh dẫn đầu về công suất tái chế, với 75,000 tấn/năm[4]. Trong số 10 công ty lớn nhất trong ngành, chỉ có một doanh nghiệp liên doanh với Nhật Bản, Q.M.T – JP Plastic, với công suất sản xuất 25,000 tấn/năm[5].

Thứ hai, nguồn đầu vào của hoạt động tái chế có chất lượng thấp nhưng phát sinh chi phí cao do tỷ lệ phân loại chất thải thấp và có nhiều tạp chất. Do đó, sử dụng chất thải nhựa trong nước để tái chế có tỷ lệ hao hụt lớn hơn so với các nguồn nhập khẩu, vốn mang tính ổn định và sạch hơn[6]. Theo Duy Tân Recycling[7], tỷ lệ hao hụt từ nguồn thu gom đầu vào cho sản xuất tái chế có thể lên tới gần 40%, trong khi ở các quốc gia khác thuộc EU, tỷ lệ này chỉ khoảng 10-20%.

Cuối cùng, chính sách pháp lý gần đây về quản lý chất thải nhựa còn thiếu hướng dẫn cụ thể để triển khai hiệu quả, chẳng hạn như các tiêu chuẩn cho sản phẩm nhựa tái chế hoặc các mức nội dung tái chế bắt buộc. Do đó, các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu gặp khó khăn trong việc thiết lập mạng lưới thu gom hiệu quả và đáp ứng trách nhiệm tái chế bao bì nhựa.

Tiềm năng của ngành Tái chế Nhựa trong tương lai

Trong bối cảnh xu hướng phát triển bền vững và chuyển đổi xanh, cùng với nhu cầu lớn về nhựa, thị trường tái chế nhựa được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai[8] (Dự kiến CAGR của quy mô thị trường 2024-2032: 7.6%[9]).

Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam đã mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành tái chế nhựa để giải quyết các vấn đề liên quan đến sự gia tăng của ngành công nghiệp nhựa và quản lý rác thải nhựa kém hiệu quả. Một trong những nỗ lực chính là quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), có hiệu lực từ 1/1/2024. Với EPR, các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu phải tự thu gom và tái chế bao bì nhựa thải hoặc ủy thác cho bên thứ ba, hoặc đóng góp quỹ cho Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam[10].

Quy định EPR về Tỷ lệ tái chế bao bì nhựa[11]

STT Danh sách sản phẩm và bao bì Tỷ lệ tái chế bắt buộc trong 3 năm đầu
1 Bao bì PET cứng 22%
2 Bao bì HDPE, LDPE, PP, PS cứng 15%
3 Bao bì EPS cứng 10%
4 Bao bì PVC cứng 10%
5 Các loại bao bì nhựa cứng khác 10%
6 Bao bì đơn vật liệu mềm 10%
7 Bao bì đa vật liệu mềm 10%

Nguồn: Phụ lục XXII, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Trong bối cảnh phát triển bền vững, ngành tái chế nhựa dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ với sự gia tăng trong nhu cầu về nhựa tái chế, đặc biệt trong các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nhựa. Ví dụ như ngành công nghiệp bao bì đang tích cực tìm kiếm các giải pháp thân thiện hơn với môi trường, và nhựa tái chế đã trở thành một giải pháp đầy triển vọng. Nhiều thương hiệu lớn cam kết sử dụng bao bì bền vững như Coca-Cola, Lavie, TH, Pepsi và Nutifood. Điều này tạo cơ hội cho ngành tái chế đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ngoài sản xuất trong nước, nhu cầu về tái chế nguyên liệu nhựa được dự báo sẽ tăng mạnh vì các sản phẩm nhựa tái chế xuất khẩu của Việt Nam đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chuẩn xanh trong tương lai. Ví dụ, Liên minh Châu Âu yêu cầu 50% vật liệu nhựa bao bì phải được tái chế vào năm 2025 và 55% vào năm 2030[12].

Hơn nữa, việc phân loại rác tại nguồn để cung cấp đầu vào tốt hơn cho hoạt động tái chế cũng đang được cải thiện khi nhận thức của cộng đồng tại Việt Nam về phân loại và thu gom rác thải ngày càng tăng. Theo kết quả phỏng vấn năm 2021[13], 50% hộ gia đình hiện đang thực hành phân loại rác tại nguồn, tăng đáng kể so với khoảng 31% vào năm 2019.

Tóm lại, với tiềm năng chưa được khai thác đáng kể, xu hướng “chuyển đổi xanh” và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, ngành tái chế rác thải nhựa được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.


[1] Báo cáo WWF (2022), Thực trạng và Giải pháp thúc đẩy Tái chế nhựa ở Việt Nam

[2] Lê Xuân Đồng (2022), Giải pháp thúc đẩy ngành tái chế nhựa ở Việt Nam, Fiin Group <Assess>

[3] Báo cáo WWF (2022), Thực trạng và Giải pháp thúc đẩy Tái chế nhựa ở Việt Nam

[4] Lê Xuân Đồng (2022), Giải pháp thúc đẩy ngành tái chế nhựa ở Việt Nam, Fiin Group <Assess>

[5] Trang web Công ty Q.M.T-JP Plastic <Assess>

[6] Báo cáo WWF (2022), Thực trạng và Giải pháp thúc đẩy Tái chế nhựa ở Việt Nam

[7] Kết quả phỏng vấn của B&Company Việt Nam

[8] World Bank (2021): Market Study for Vietnam: Plastic Circularity Opportunites and Barriers

[9] https://www.imarcgroup.com/vietnam-recycled-plastics-market

[10] VnEconomy (2024). Mỗi nam, Việt Nam thải ra 1.8 triệu tấn rác thải nhựa vào môi trường. Truy cập: Tại đây

[11] Luật Bản vệ Môi trường 2020; Nghị định số. 02/2022/NĐ-CP và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

[12] https://kinhtedothi.vn/phai-phat-trien-ben-vung-thi-truong-tai-che-rac-thai-nhua.html

[13] Trần Thu Hương (2021). Nghiên cứu khát thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam. Truy cập: here; Mẫu: 394 hộ gia đình tại 10 tỉnh/thành phố tại Việt Nam.

B&Company 

Bài viết này đã được đăng trong chuyên mục “Đọc xu hướng Việt Nam” của ASEAN Economic News. Vui lòng xem bên dưới để biết thêm thông tin

 
ASEAN Economic News「よむベトナムトレンド

 

B&Company, Inc.

Công ty nghiên cứu thị trường của Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2008. Chúng tôi cung cấp đa dạng những dịch vụ bao gồm báo cáo ngành, phỏng vấn ngành, khảo sát người tiêu dùng, kết nối kinh doanh. Ngoài ra, chúng tôi đã phát triển cơ sở dữ liệu của hơn 900,000 công ty tại Việt Nam, có thể được sử dụng để tìm kiếm đối tác kinh doanh và phân tích thị trường.

Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu nào.

info@b-company.jp + (84) 28 3910 3913

 

Đọc thêm những bài phân tích khác

 

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

  • All
  • Công nghệ thông tin
  • Đầu tư
  • Dịch vụ công cộng
  • Dịch vụ Logistics/Vận tải/Giao hàng
  • Điện tử
  • Du lịch & Khách sạn
  • Giáo dục & Đào tạo
  • Kết nối kinh doanh
  • Môi trường
  • Sản xuất
  • Statistics vi
  • Thiết bị / Máy móc
  • Thực phẩm & Đồ uống
  • Triển lãm
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN