
Đánh giá ngành
Bình luận: Không có bình luận.
10-05-2013
Ngành than Việt Nam, cầu sẽ vượt cung
(Tháng 5 năm 2013)
Ngày 7 tháng 2th, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, đã ban hành Quyết định số 314 QĐ-TTg phê duyệt phương án tái cơ cấu Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Là một đơn vị tổng hợp cho ngành than, nhiều người đặt kỳ vọng cao vào Vinacomin trong kế hoạch khắc phục/xử lý một số vấn đề thị trường hiện tại.
Với vai trò là đơn vị điều phối hiệu quả thị trường, Vinacomin chịu trách nhiệm sản xuất 95% than của Việt Nam phục vụ cho mục đích phát điện và công nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước. Nguồn cung than của công ty bao gồm 2 nguồn chính là tự khai thác và mua từ bên ngoài với giá hợp đồng bằng khoảng ¼ giá thị trường nhằm hỗ trợ Chính phủ cung cấp giá điện trợ giá cho hộ gia đình.
Từ năm 2000, sản lượng than tăng từ 11,6 triệu tấn năm 2000 lên 45 triệu tấn năm 2012. Ngoài ra, 19,85 triệu tấn chiếm một nửa sản lượng than quốc gia năm 2010 đã được xuất khẩu sang Trung Quốc (65%), Nhật Bản (14%), Hàn Quốc (8%) và Đông Á. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu than đã giảm từ 17,2 triệu tấn (năm 2011) xuống 15,2 triệu tấn (năm 2012) do nhu cầu trong nước tăng. Dự kiến, từ năm 2013 đến năm 2016, sản lượng khai thác than tăng bình quân 7,5%/năm, nhu cầu trong nước tăng 30,5%/năm và vượt cung vào năm 2015. Năm 2012, nhiệt điện than đóng góp 22,7% trong tổng sản lượng điện 105,4 tỷ kWh của cả nước, trong khi thủy điện và nhiệt điện khí lần lượt đóng góp 36% và 38,8%. Mặc dù chi phí thủy điện thấp nhưng tính ổn định lâu dài là một lợi thế không thể phủ nhận của nhiệt điện, đặc biệt khi thị trường năng lượng được cho là sẽ sớm trở nên cạnh tranh. Trên thực tế, tại Quyết định 1208/QĐ-TTg (tháng 7/2011), Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu sản lượng điện năm 2020 đạt 330 tỷ kWh và năm 2030 đạt 695 tỷ kWh, trong đó thủy điện 9,3%, điện than 56,4%, điện khí 14,4% và năng lượng thay thế 6%. Từ những con số này, Chính phủ tiếp tục nhận thức được tầm quan trọng của than đá nhưng các nguồn năng lượng thay thế đang từng bước được chú trọng.
Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức cần giải quyết. Trước hết, chưa có chiến lược bền vững cho quản lý cung cầu than. Vinacomin đã sử dụng doanh thu từ sản xuất than để đầu tư vào các ngành không liên quan bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, làm giảm LNTT của công ty từ 4.400 tỷ đồng xuống còn 2.500 tỷ đồng vào năm 2012. Việc đầu tư dàn trải không hiệu quả và thiếu tập trung vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi đã khiến công ty không giữ được sự toàn vẹn của hệ thống quản lý và vị thế của một tập đoàn lớn hàng đầu. Nhận thức được tình hình, Vinacomin đã đưa ra phương án tái cấu trúc tập trung vào các điểm chính: (i) xác định lại các ngành nghề kinh doanh cốt lõi và liên quan (ii) tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp, (iii) thoái vốn các ngành nghề kinh doanh không liên quan và (iv) tái cấu trúc hoạt động nội bộ. Kế hoạch dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015 với kỳ vọng tăng đầu tư của khu vực tư nhân và hy vọng sẽ thay đổi “bộ mặt” thị trường than Việt Nam.
*Dữ liệu của giai đoạn 2009-2012 là số liệu thống kê thực tế, từ năm 2013 là ước tính của Vinacomin (QD60CP, Vinacomin) về sản lượng và B&Company về nhu cầu
Công ty B&Company Việt Nam