Ngành Bảo hiểm Nhân thọ: Vượt qua một năm đầy biến động

25 Th1 2024

By: B&Company Vietnam

Phân tích thị trường / Tin tức mới nhất trang chủ

Comments: Không có bình luận.

Thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng của Việt Nam đã trải qua nhiều biến động trong năm 2023. Không chỉ phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế nói chung, ngành bảo hiểm nhân thọ cũng phải đối mặt với khủng hoảng truyền thông và làm mất lòng tin của khách hàng. Điều này đã làm ảnh hưởng lớn với ngành, tuy nhiên, ngành bảo hiểm nhân thọ đã từng bước vượt qua các thách thức này, cùng với đó là tái cấu trúc để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

Sau khi được cấp phép cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động vào năm 1999, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển ổn định ngay cả trong cuộc khủng hoảng tài chính. Trước đây, Bảo Việt (https://www.baoviet.com.vn/insurance/) giữ vị trí thống lĩnh thị trường với tư cách là công ty bảo hiểm duy nhất tại Việt Nam. Sau đó, thị trường được mở rộng với sự gia nhập của các nguồn vốn nước ngoài cho thị trường bảo hiểm, tăng từ 8 công ty trong năm 2005 lên đến 19 công ty vào tháng năm năm 2023.

Quy mô thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam

Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (Insurance Association of Vietnam – IAV), Bộ Tài chính[1], ASEAN Statistical Yearbook

Nhìn lại cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2013, thị trường bảo hiểm nói chung tăng trưởng 14% (trong đó bảo hiểm phi nhân thọ tăng 7% và bảo hiểm nhân thọ tăng 23%). Tuy nhiên, tính đến tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ chỉ tăng trưởng ở mức khiêm tốn 2%, trong khi đó bảo hiểm nhân thọ giảm 11.6%. Tuy nhiên, sau 10 năm phát triển, quy mô ngành bảo hiểm Việt Nam đã mở rộng đáng kể, doanh thu bảo hiểm nhân thọ tăng lên 6 lần, ước đạt 757.652 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm ngoái[2].

Xét trong 6 tháng đầu năm 2023, số lượng hợp đồng bảo hiểm được ký kết đạt 1,028,402 bản hợp đồng (đây cũng là sản phẩm chính của ngành) và tổng doanh thu từ phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 77,831 tỷ đồng, giảm 31.3% và 7.9% theo thứ tự so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sụt giảm về số lượng hợp đồng được ký kết và doanh thu từ phí bảo hiểm nhân thọ trên toàn thị trường là hậu quả của sự mất lòng tin, được có nguyên nhân sâu xa từ cuộc khủng hoảng vừa xảy ra gần đây. Nhiều khách hàng đã khiếu nại sau hàng loạt những ồn ào về việc tiền gửi tiết kiệm và đầu tư bị quy đổi thành hợp đồng bảo hiểm hoặc vay tín dụng, hay việc bắt khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ bằng nhiều chiêu trò khác nhau[3].

Bảo Việt tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong thị trường bảo hiểm nhân thọ với thị phần đạt mức 20.1%. Theo sau đó là hai công ty có thị phần khá sát sao là Manulife (17.2%), Prudential (16.5%), Dai-ichi (12,5%) và AIA (10,1%). Theo sau đó là 14 công ty nhỏ hơn, có tổng thị phần là 23.1%.

Thị phần của từng công ty bảo hiểm (trong 6 tháng đầu năm 2023)
100% = 77,831 tỷ đồngThị phần của từng công ty bảo hiểm (6T/2023)

Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV)[4]

Ở mức độ nào đó, sự tham gia lãnh đạo của Chính phủ cũng có vai trò giúp ổn định thị trường bảo hiểm. Bộ Tài chính cũng đã trình lên Chính phủ nhiều bộ luật để có những điều chỉnh, giám sát, tham gia các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ví dụ như Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 số 08/2022/QH15 và những Nghị định liên quan như Nghị định số 46/2023/NĐ-CP, Nghị định số 67/2023/NĐ-CP.

Năm 2024 vẫn được đánh giá là một năm khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành nảo hiểm nói riêng. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội cho các công ty bảo hiểm nhân thọ có thể phát triển về chiều sâu và chiều rộng, nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại trên thị trường. Điều này có thể giúp thúc đẩy quá trình tái cấu trúc được diễn ra một cách tự nhiên hơn, từ đó giúp thị trường phát triển một cách lành mạnh hơn, hiệu quả hơn. Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn già hóa dân số, dẫn đến việc tăng nhu cầu các gói bảo hiểm thích hợp cho người cao tuổi. Nhóm người dùng này có nhu cầu, nhận thức về việc có bảo hiểm, nhưng lại đang gặp khó khăn trong việc tham gia bảo hiểm[5]. Các công ty bảo hiểm nên có các dòng sản phẩm chuyên biệt và mở rộng quy trình thẩm định cho các khách hàng có các bệnh lý như: tiểu đường, cholesterol cao, huyết áp cao, v.v. Ngoài ra các gói bảo hiểm cũng nên đa dạng hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu của các người dùng khuyết tật hoặc có các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Hiện nay, những cá nhân có bệnh lý nền thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các gói bảo hiểm do tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Theo quy định của các công ty bảo hiểm, những người dùng này thường bị các công ty từ chối.


[1] Bộ Tài chính https://mof.gov.vn/ 

[2] Đầu tư Chứng khoán: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/nganh-bao-hiem-nhin-lai-va-buoc-toi-post336935.html

[3] VnEconomy: https://vneconomy.vn/thoi-khac-kho-khan-nhat-cua-nganh-bao-hiem.htm

[4] Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: https://www.iav.vn/tong-quan,-so-lieu-thi-truong-bao-hiem/234326-234326-tong-quan-thi-truong-bao-hiem-viet-nam-6-thang-dau-nam-2023

[5] Báo Tuổi trẻ: https://tuoitre.vn/toan-nganh-bao-hiem-kho-khan-phai-dong-long-no-luc-thay-doi-20231123064639519.htm

B&Company 

Bài viết này đã được đăng trong chuyên mục “Đọc xu hướng ở Việt Nam” của ASEAN Economic News. Vui lòng xem bên dưới để biết thêm thông tin

ASEAN Economic News「よむベトナムトレンド
 

 

B&Company, Inc.

Công ty nghiên cứu thị trường của Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2008. Chúng tôi cung cấp đa dạng những dịch vụ bao gồm báo cáo ngành, phỏng vấn ngành, khảo sát người tiêu dùng, kết nối kinh doanh. Ngoài ra, chúng tôi đã phát triển cơ sở dữ liệu của hơn 900,000 công ty tại Việt Nam, có thể được sử dụng để tìm kiếm đối tác kinh doanh và phân tích thị trường.

Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu nào.

info@b-company.jp + (84) 28 3910 3913

 

Đọc thêm những bài phân tích khác

 

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

  • All
  • Đầu tư
  • Dệt may
  • Điện tử
  • Du lịch & Khách sạn
  • Giải trí
  • Năng lượng/Dầu khí
  • Nhân lực
  • Nội thất / Đồ dùng gia đình
  • Ô tô / Xe cộ
  • Phân phối & Bán lẻ
  • Sản xuất
  • Thực phẩm & Đồ uống
  • Thương mại điện tử
  • Xây dựng & Bất động sản
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN