Phục hồi một phần lượng khách du lịch sau sụt giảm mạnh

25 Th12 2023

By: B&Company Vietnam

Phân tích thị trường

Comments: Không có bình luận.

Ngành du lịch Việt Nam trên đà phục hồi sau khi bị sụt giảm mạnh

Ngành du lịch Việt Nam là một ngành năng động với tốc độ phát triển nhanh, đóng góp đáng kể vào GDP cả nước. Kể từ sau 1995, năm 2021 là năm mà tỷ lệ đóng góp vào GDP đạt mức thấp nhất, chỉ 19.7% (tỷ lệ này đạt 9.2% trong năm 2019 và 3.58% trong năm 2020). Những năm vừa qua thị trường cũng chứng kiến nhiều biến động trên toàn thế giới ảnh hưởng đến ngành. Các yếu tố ảnh hưởng chính bao gồm: đại dịch Covid-19, căng thẳng Nga – Ukraine và các chính sách của Chính phủ.

Số lượng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam (triệu người)
Số lượng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam

Nguồn: Tổng Cục thống kê (GSO)

Lượng khách du lịch giảm sút đã khiến doanh thu đến từ ngành du lịch giảm mạnh. Lợi nhuận du lịch cũng đã ở mức thấp nhất trong năm 2021, hiện tại tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáng kể. Đại dịch Covid-19 là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự sụt giảm của ngành du lịch Việt Nam. Năm 2019, ngành du lịch vẫn tăng trưởng, tuy nhiên đã giảm mạnh vào năm 2020 và 2021. Sau ảnh hưởng của đại dịch, ngành đang dần trên đà phục hồi, với lượng khách quốc tế đến thăm Việt Nam trong năm 2022 tăng gấp 23.3 lần so với năm 2021. Tuy nhiên, số lượng khách du lịch đến Việt Nam vẫn thấp hơn 79.7% so với năm 2019 – một năm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á mở cửa lại sau đại dịch Covid-19 nhưng tốc độ phục hồi vẫn đang tụt hậu so với các nước khác trong cùng khu vực như Thái Lan, Singapore và Malaysia.

Dịch bệnh cũng đã dẫn đến những thay đổi trong loại hình du lịch phổ biến. Những lo ngại về sức khỏe và tính an toàn đã khiến các điểm đến ngoài trời và không đông người trở nên phổ biến hơn. Sự dịch chuyển này đã thúc đẩy các thay đổi trong việc đánh giá lại các điểm hút khách truyền thống, thay vào đó chuyển hướng tập trung vào việc đổi mới vào du lịch sinh thái, trải nghiệm vùng nông thôn và các khu vực chưa được khám phá nhiều.

Chiến tranh Nga – Ukraine cũng tạo nên ảnh hưởng hai chiều với các luồng khách du lịch quốc tế. Đầu tiên, việc giá xăng dầu tăng giá đã dẫn đến việc giá sản phẩm dịch vụ cũng tăng, nhưng người dân lại đang siết chặt thu chi, dẫn đến việc giảm sút nhu cầu du lịch. Thứ hai, Việt Nam và Nga không có đường bay thẳng, thời hạn miễn thị thực cũng đã giảm còn 15 ngày, thấp hơn nhiều so với trước đại dịch (30 ngày) và các nước ASEAN khác (30-45 ngày, thậm chí là 90 ngày tùy nước). Điều này đã một phần hạn chế một số khách du lịch Nga và quốc tế đến Việt Nam. Năm 2022, lượng du khách từ Nga giảm 94% so với năm 2019 (từ 646,524 còn 30,000 lượt khách). Lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam tuy không quá cao nhưng lại có đóng góp rất đáng kể khi mà chi tiêu trung bình khách Nga cao gấp đôi khách Trung Quốc. Mặc dù vậy, phần lớn khách du lịch Việt Nam vẫn đến từ Châu Á. Năm 2022, khách du lịch đến từ các quốc gia Châu Á chiếm đến 70.9%[1] tổng khách du lịch Việt Nam, trong đó nhiều nhất là Hàn Quốc (965,400 lượt khách) và Nhật Bản (174,700 lượt khách). Mỹ cũng có một lượng khách lớn (318,200 lượt khách).

Hiện, Việt Nam đang cố gắng để nâng thứ hạng du lịch của mình lên hạng 30 trên thế giới[2]. Theo chỉ số năng lực phát triển du lịch toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum – WEF) vào năm 2021, du lịch Việt Nam xếp thứ 52/117 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 8 bậc so với năm 2019. Trong Nghị quyết 82/NQ-CP được Chính phủ ban hành năm 2023 có nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ chính và giải pháp chính là tiếp tục tạo nên những điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch đến với Việt Nam. Nghị quyết được đưa ra nhằm cải thiện các chính sách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh và đi lại cho khách du lịch quốc tế và nâng cao năng lực quản lý tại các sân bay. Cùng với đó, Việt Nam cũng có kế hoạch phát triển các loại hình du lịch mới như là thuê bao trọn gói chuyến bay (charter flight). Với những nỗ lực trên, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trên bảng xếp hạng các quốc gia Đông Nam Á về du lịch. Hiện tại, Việt Nam đang đứng thứ 52 trên bảng xếp hạng chỉ số phát triển du lịch, thua Singapore (hạng 9), Indonesia (hạng 32), Thái Lan (hạng 36) và Malaysia (hạng 38).

Ngành du lịch Việt Nam đã có những thay đổi để dần thích ứng với những biến động của thế giới. Tuy sự phục hồi còn chậm nhưng những nỗ lực phát triển cần được ghi nhận để tạo động lực cho ngành du lịch Việt Nam ngày càng phát triển trong tương lai.


[1] Trung tâm Thông tin du lịch: https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn/dmdocuments/2023/ttdl2023.1.12.pdf

[2] Tin Chính phủ: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/thu-tuong-dua-viet-nam-vao-nhom-30-quoc-gia-hang-dau-the-gioi-ve-nang-luc-canh-tranh-du-lich-119230315135913862.htm

B&Company 

Bài viết này đã được đăng trong chuyên mục “Đọc xu hướng Việt Nam” của ASEAN Economic News. Vui lòng xem bên dưới để biết thêm thông tin

FNX_Foreign Tourist_2512
ASEAN Economic News「よむベトナムトレンド

 

B&Company, Inc.

Công ty nghiên cứu thị trường của Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2008. Chúng tôi cung cấp đa dạng những dịch vụ bao gồm báo cáo ngành, phỏng vấn ngành, khảo sát người tiêu dùng, kết nối kinh doanh. Ngoài ra, chúng tôi đã phát triển cơ sở dữ liệu của hơn 900,000 công ty tại Việt Nam, có thể được sử dụng để tìm kiếm đối tác kinh doanh và phân tích thị trường.

Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu nào.

info@b-company.jp + (84) 28 3910 3913

 

Đọc thêm những bài phân tích khác

 

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

  • All
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Cơ khí
  • Công nghệ thông tin
  • Điện tử
  • Năng lượng/Dầu khí
  • Nội thất / Đồ dùng gia đình
  • Nông nghiệp/Lâm nghiệp/Thủy sản
  • Phân phối & Bán lẻ
  • Thực phẩm & Đồ uống
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN